- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai nhi
Uống cà phê đen có giúp làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường?
Người bệnh đái tháo đường có thể ngừng dùng thuốc Metformin không?
6 thay đổi trong chế độ ăn giúp phòng ngừa đái tháo đường type 2
Hỗn hợp thảo dược giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết
Đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm thế nào?
Đái tháo đường thai kỳ là căn bệnh khiến các tế bào trong cơ thể không sử dụng đường hiệu quả, từ đó khiến đường huyết có xu hướng tăng cao nguy hiểm. Bệnh thường xảy ra trong tuần 24 - 28 của thai kỳ, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, sinh con quá lớn… gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Theo Viện Quốc gia về Bệnh đái tháo đường, Tiêu hóa và Bệnh thận (Mỹ), nguy cơ mắc đái tháo đường sẽ tăng cao nếu bạn có những yếu tố sau:
- Bạn bị thừa cân.
Phụ nữ bị thừa cân, béo phì có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ
- Bạn đã từng bị đái tháo đường thai kỳ trước đây.
- Bạn có cha mẹ hoặc anh chị em bị đái tháo đường type 2.
- Bạn bị tiền đái tháo đường.
- Bạn mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), rối loạn nội tiết tố.
Mẹ bầu phải làm gì để kiểm soát đái tháo đường thai kỳ?
Kiểm soát đái tháo đường thai kỳ, kiểm soát đường huyết tốt sẽ giúp mẹ bầu phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Để làm được điều này, bạn sẽ cần thực hiện 4 điều sau:
Giảm tiêu thụ carbohydrate:
Phụ nữ nên hạn chế carbohydrate trong khi mang thai
Carbohydrate có thể chuyển đổi thành đường, khiến đường huyết tăng cao sau khi ăn. Do đó, phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu carbohydrate, các chất bột đường. Tốt hơn hết, bạn nên trao đổi với bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng để biết lượng tiêu thụ phù hợp, giúp giữ đường huyết ở mức ổn định.
Vận động nhiều hơn:
Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng, tập thể dục 30 phút/ngày, tập các bài tập rèn luyện sức mạnh 2 - 3 lần/tuần có thể mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ nếu bạn có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, thể dục nhịp điệu… để kiểm soát đường huyết.
Kiểm soát cân nặng:
Việc tăng cân trong thai kỳ nên phụ thuộc vào cân nặng của bạn trước khi mang thai. Cụ thể, phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai có thể tăng 11 - 16kg; Phụ nữ bị thừa cân (có chỉ số BMI từ 25 - 29,9) nên tăng 7 - 11kg còn phụ nữ bị béo phì (có chỉ số BMI từ 30 trở lên) chỉ nên tăng 5 - 9kg trong thai kỳ.
Tiêm insulin (nếu cần):
Phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ phải theo dõi đường huyết liên tục. Nếu chế độ ăn uống, tập thể dục… không mang lại hiệu quả, có thể các bác sỹ sẽ đề xuất phương án tiêm insulin để kiểm soát đường huyết.
Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng gì tới mẹ sau khi sinh?
May mắn là nếu kiểm soát tốt đái tháo đường thai kỳ, bạn vẫn sẽ có thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo sau khi sinh, bạn vẫn nên tiếp tục theo dõi đường huyết của mình. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Mỹ), khoảng 50% phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ thực sự mắc đái tháo đường type 2 sau khi sinh.
Do đó, tốt hơn hết, bạn nên tiếp tục giữ lối sống lành mạnh sau khi sinh để trì hoãn sự khởi phát bệnh đái tháo đường type 2.
Vi Bùi H+ (Theo Health.usnews)
Sau khi sinh và cai sữa cho bé, nếu thấy đường huyết vẫn tăng cao nguy hiểm, bạn có thể tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, phòng ngừa đái tháo đường type 2 cho người tiền đái tháo đường, người có nguy cơ cao mắc bệnh.
Bình luận của bạn